x |
x |
|
|
BỆNH NHIỄM TRÙNG |
VI KHUẨN HỌC |
MIỄN DỊCH HỌC |
NẤM HỌC |
KƯ SINH TRÙNG HỌC |
VIRÚT HỌC |
ENGLISH |
MIỄN DỊCH HỌC -
CHƯƠNG BẢY
PHẢN ỨNG KHÁNG NGUYÊN-KHÁNG THỂ VÀ LỰA CHỌN KỸ THUẬT
Gene Mayer, Ph.D
Emertius Professor of Pathology, Microbiology and Immunology
University of South Carolina
Biên dịch: Nguyễn Văn Đô, MD., PhD.,
Bộ môn Sinh lư bệnh-Miễn dịch,
Trường Đại học Y Hà Nội,
Hà Nội, Việt Nam
|
TURKISH |
FRANCAIS |
PORTUGUES |
SHQIP |
Let us know what you think
FEEDBACK |
SEARCH |
|
|
Logo image
© Jeffrey Nelson, Rush University, Chicago, Illinois and
The MicrobeLibrary |
|
|
MỤC TIÊU GIẢNG DẠY
Mô tả bản chất của phản ứng kháng
nguyên-kháng thể
So sánh ái tính và háo tính của kháng thể
Mô tả sự đặc hiệu của kháng thể và phản
ứng chéo
Thảo luận về nguyên tắc các xét nghiệm
thường được sử dụng của các phản ứng kháng nguyên kháng thể
H́nh 1 |
BẢN CHẤT CỦA PHẢN ỨNG KHÁNG
NGUYÊN-KHÁNG THỂ
Khái niệm ch́a khóa và ổ khóa
Vị trí kết hợp của một kháng thể nằm ở
phần Fab của phân tử và được cấu tạo từ các vùng cực kỳ thay đổi của các
chuỗi nặng và chuỗi nhẹ. Nghiên cứu về h́nh ảnh tinh thể qua X-quang của
tương tác kháng nguyên-kháng thể cho thấy quyết định kháng nguyên nép
vào một cái khe được h́nh thành bởi các vị trí kết hợp của kháng thể như
minh họa trong H́nh 1. Như vậy, khái niệm của chúng ta về phản ứng kháng
nguyên-kháng thể là ch́a khóa (tức là kháng nguyên) phù hợp với ổ khóa (ví
dụ như các kháng thể).
Liên kết không đồng hóa trị
Tất cả các liên kết để giữ các kháng
nguyên vào các vị trí kết hợp kháng thể đều có bản chất là liên kết
không đồng hóa trị. Chúng bao gồm liên kết hydro, liên kết điện, lực Van
der Waals và liên kết kỵ nước. Đa liên kết giữa kháng nguyên và kháng
thể làm cho các kháng nguyên liên kết chặt chẽ với các kháng thể.
Tính thuận nghịch
V́ phản ứng kháng nguyên-kháng thể được
thực hiện bởi các liên kết không đồng hóa trị nên nó có tính chất thuận
nghịch.
|
TỪ KHÓA
Ái tính
Háo tính
Đặc hiệu
Phản ứng chéo
Sự ngưng kết
Ngưng kết hồng cầu
Ngưng kết tố
Hiệu giá
Tiền vùng
Ngưng kết hồng cầu thụ động
Xét nghiệm Coomb trực tiếp
Xét nghiệm Coomb gián tiếp
Ngăn ngưng kết hồng cầu
Điểm tương đương
Dư thừa kháng thể
Dư thừa kháng nguyên
Khuếch tán miễn dịch h́nh tṛn
Điện di miễn dịch
Điện di miễn dịch ngược ḍng
Miễn dịch phóng xạ
Xét nghiệm miễn dịch liên kết enzym
RIA/ELISA cạnh tranh
RIA/ELISA không cạnh tranh
Miễn dịch huỳnh quang
Đếm tế bào ḍng chảy
Cố định bổ thể
H́nh
2
H́nh
3
H́nh 4
H́nh
5 |
ÁI TÍNH VÀ HÁO TÍNH
Ái tính
Ái tính của kháng thể là lực liên kết của phản ứng giữa
một quyết định kháng nguyên và một vị trí kết hợp trên kháng thể. Nó là tổng
hợp của các lực hút và lực đẩy được tạo ra giữa một quyết định kháng nguyên
và vị trí kết hợp kháng thể như minh họa trong H́nh 2.
Ái tính là hằng định, mô tả phản ứng kháng nguyên-kháng thể được minh họa
trong H́nh 3. Hầu hết các kháng thể có ái tính cao đối với kháng nguyên của
chúng.
Háo tính
Háo tính là tổng lực liên kết của một kháng nguyên mà có
nhiều quyết định kháng nguyên với kháng thể đa hóa trị. Háo tính chịu ảnh
hưởng bởi cả hóa trị của kháng thể và kháng nguyên. Háo tính lớn hơn tổng
các ái tính riêng rẽ. Điều đó được minh họa trong H́nh 4.
Xin nhắc lại, ái tính là lực liên kết giữa một quyết kháng nguyên và một vị
trí kết hợp kháng thể riêng biệt trong khi đó háo tính là tổng lực liên liên
kết của các kháng nguyên và kháng thể đa hóa trị.
TÍNH ĐẶC HIỆU VÀ PHẢN ỨNG CHÉO
Tính đặc hiệu
Tính đặc hiệu là khả năng của một vị trí kết hợp kháng
thể phản ứng với chỉ một quyết định kháng nguyên hoặc khả năng của một
tập hợp các phân tử kháng thể phản ứng với chỉ một loại kháng nguyên.
Nói chung, phản ứng kháng nguyên-kháng thể có tính đặc hiệu cao. Kháng
thể có thể phân biệt sự khác nhau ở:
- Cấu trúc nguyên phát của một kháng nguyên
- Các loại đồng phân của một kháng nguyên
- Cấu trúc bậc hai và bậc ba của một kháng nguyên
Phản ứng chéo
Phản ứng chéo là khả năng một vị trí kết hợp kháng thể
phản ứng với hơn một quyết định kháng nguyên hoặc là khả năng của một
tập hợp các phân tử kháng thể phản ứng với hơn một loại kháng nguyên.
H́nh 5 minh họa các phản ứng chéo xảy ra như thế nào. Phản ứng chéo sinh
ra do kháng nguyên có một epitop chung với các kháng nguyên gây miễn
dịch hoặc nó có một epitop có cấu trúc tương tự như một epitop trong
trong kháng nguyên gây miễn dịch (đa đặc hiệu).
CÁC KỸ THUẬT PHẢN ỨNG KHÁNG NGUYÊN-KHÁNG THỂ
Các yếu tố ảnh hưởng đến đo lường phản ứng
kháng nguyên-kháng thể
Chỉ có một cách để biết một phản ứng kháng
nguyên-kháng thể đă xảy ra là phát hiện các phức hợp kháng nguyên-kháng
thể h́nh thành bằng phương pháp trực tiếp hay gián tiếp. Việc phát hiện
phản ứng kháng nguyên-kháng thể phụ thuộc vào một số yếu tố.
Ái tính
Ái tính của kháng thể với kháng nguyên càng cao
th́ sự tương tác giữa chúng càng ổn định.
Háo tính
Phản ứng giữa các kháng nguyên và kháng thể đa hóa
trị là ổn định hơn và do đó dễ phát hiện hơn.
|
H́nh
6 |
Tỷ lệ của kháng nguyên với
kháng thể
Tỷ lệ giữa kháng nguyên và kháng thể ảnh hưởng đến
sự phát hiện phức hợp kháng nguyên-kháng thể bởi v́ kích thước của
các phức hợp được h́nh thành có liên quan đến nồng độ kháng nguyên
và kháng thể. Điều này được mô tả trong H́nh 6.
H́nh dáng vật lư của
kháng nguyên
H́nh dáng vật lư của kháng nguyên ảnh hưởng đến
việc làm thế nào người ta phát hiện phản ứng của nó với một kháng
thể. Nếu kháng nguyên là một hạt, nói chung người ta thiên về sử
dụng phản ứng ngưng kết kháng nguyên bởi kháng thể. Nếu là kháng
nguyên ḥa tan, thường dùng phản ứng kết tủa của kháng nguyên sau
khi tạo ra nhiều phức hợp kháng nguyên-kháng thể không ḥa tan.
|
H́nh 7 |
Kỹ thuật ngưng kết
Sự ngưng kết
Khi kháng nguyên ở dạng hạt, phản ứng của
một kháng thể với kháng nguyên có thể được phát hiện bởi sự ngưng kết (vón
cục) của kháng nguyên. Thuật ngữ ngưng kết được sử dụng để mô tả các
kháng thể ngưng kết với các kháng nguyên dạng hạt. Khi kháng nguyên là
một hồng cầu th́ thuật ngữ ngưng kết hồng cầu được sử dụng. Về mặt lư
thuyết tất cả các kháng thể có thể làm ngưng kết các kháng nguyên dạng
hạt nhưng IgM, một loại kháng thể đa hóa trị và là loại kháng thể làm
ngưng kết tốt và đôi khi người ta cho rằng đó là một kháng thể IgM nếu
là kháng thể ngưng kết tốt.
Ngưng kết định tính
Kỹ thuật ngưng kết có thể được sử dụng ở
dạng định tính để t́m sự hiện diện của một kháng nguyên hoặc kháng thể.
kháng thể được trộn với các kháng nguyên hạt và khi các hạt ngưng kết
th́ gọi kết quả là dương tính (H́nh 7).
Ví dụ, hồng cầu của một bệnh nhân
được trộn với kháng thể của một kháng nguyên nhóm máu để xác định
nhóm máu của một người. Trong ví dụ thứ hai, huyết thanh của bệnh
nhân được trộn với các tế bào hồng cầu của một người đă biết nhóm
máu để t́m sự có mặt của kháng thể chống nhóm máu đó trong huyết
thanh của bệnh nhân.
|
H́nh 8 |
Ngưng kết định lượng
Kỹ thuật ngưng kết cũng có thể được sử dụng để đo lường mức độ kháng thể
liên kết với các kháng nguyên hạt. Trong thử nghiệm này, pha loăng mẫu
cần xác định kháng thể theo một bậc nhất định và sau đó cho một lượng
hồng cầu hoặc vi khuẩn hoặc các kháng nguyên khác vào các mẫu trên. Sau
đó, xác định sự ngưng kết ở nồng độ pha loăng tối đa. Ở độ pha loăng tối
đa mà vẫn nh́n thấy được sự ngưng kết th́ gọi là hiệu giá. Các kết quả
được ghi nhận khi đối chiếu các pha loăng tối đa cho phép nh́n thấy
ngưng kết. H́nh 8 minh họa một xét nghiệm ngưng kết hồng cầu định lượng.
Hiệu ứng tiền vùng (prozone) - Thỉnh thoảng, người ta
quan sát thấy khi nồng độ kháng thể cao (tức là dung dịch pha loăng thấp
hơn) th́ không có ngưng kết và sau đó mẫu được pha loăng ngưng kết mới
xảy ra (Xem bệnh nhân 6 trong H́nh 8). Việc không ngưng kết ở nồng độ
cao của các kháng thể được gọi là hiệu ứng prozone. Thiếu ngưng kết
trong prozone là do dư thừa kháng thể làm tạo ra một phức hợp rất nhỏ mà
không tạo thành ngưng kết lớn nh́n thấy được.
|
|
Các ứng dụng của
kỹ thuật ngưng kết
i. Xác định nhóm máu hoặc kháng
thể chống kháng nguyên nhóm máu.
ii. Để đánh giá nhiễm khuẩn
Ví dụ: Sự tăng hiệu giá của một
kháng thể với một loại vi khuẩn đó. Chú ư: Thường dùng độ pha
loăng bậc 4 để xác định hiệu giá kháng thể.
Cân nhắc
thực tế
Mặc dù kỹ thuật rất dễ thực hiện, nhưng nó chỉ là bán định lượng.
|
H́nh
9 |
Ngưng kết hồng cầu thụ động
Kỹ thuật ngưng kết chỉ được thực hiện với các
kháng nguyên hạt. Tuy nhiên, có thể bao phủ hồng cầu với một kháng
nguyên ḥa tan (ví dụ như kháng nguyên của virút, một polysaccharid
hoặc một hapten) và sử dụng các tế bào hồng cầu bao phủ đó cho một
thử nghiệm ngưng kết của kháng thể với kháng nguyên ḥa tan (H́nh
9). Kỹ thuật này được gọi là ngưng kết hồng cầu thụ động. Kỹ thuật
này được thực hiện giống như các kỹ thuật ngưng kết. Các ứng dụng
bao gồm phát hiện kháng thể chống các kháng nguyên ḥa tan và kháng
nguyên của virút.
|
H́nh 10 |
Kỹ thuật Coomb (kháng
thể kháng kháng thể)
Kỹ thuật Coomb
trực tiếp
Khi kháng thể liên kết với hồng cầu, không phải lúc nào cũng có
ngưng kết. Điều này có thể là kết quả của tỉ lệ các kháng nguyên và
kháng thể chưa phù hợp, dẫn đến thừa kháng nguyên hoặc thừa kháng
thể hoặc trong một số trường hợp sự tích điện trên hồng cầu làm cản
trở liên kết của các tế bào. Các kháng thể liên kết nhưng không gây
ra ngưng kết hồng cầu đôi khi được gọi là kháng thể không đầy đủ.
Không có cách nào để chỉ ra rằng các kháng thể khác nhau về cấu trúc,
mặc dù điều này đă từng được cho là một trường hợp đặc biệt. Đúng
hơn, nó chỉ là một định nghĩa chức năng. Để phát hiện sự hiện diện
của kháng thể không gây ngưng kết trên tế bào hồng cầu, chỉ đơn giản
là thêm một kháng thể thứ hai chống lại các kháng thể đă phủ trên
các hồng cầu. Kháng thể kháng kháng thể có thể liên kết các hồng cầu
và kết quả là tạo ra ngưng kết. Thử nghiệm này được minh họa trong
H́nh 10 và được gọi là kỹ thuật Coomb trực tiếp.
|
H́nh
11 |
Kỹ thuật Coomb gián tiếp
Kỹ thuật Coomb gián tiếp dùng để t́m xem một
mẫu huyết thanh có kháng thể chống lại một loại hồng cầu đặc
biệt và kỹ thuật này cũng xác định các kháng thể tiềm năng chưa
làm ngưng kết trong mẫu cần t́m (H́nh 11). Xét nghiệm này được
thực hiện bởi ủ tế bào hồng cầu với mẫu huyết thanh, rửa để loại
bỏ bất cứ kháng thể không liên kết và sau đó thêm một kháng thể
thứ 2 chống kháng thể trên để tạo liên kết các tế bào.
Ứng dụng
Các ứng dụng bao gồm phát hiện các yếu tố
chống kháng thể Rh. Kháng thể chống yếu tố Rh thường không làm
ngưng kết hồng cầu. V́ vậy, các hồng cầu Rh + của trẻ em được
sinh ra từ người mẹ có Rh- (những người có kháng thể chống Rh)
có thể được phủ với các kháng thể này. Để kiểm tra điều này, cần
sử dụng kỹ thuật Coomb trực tiếp. Để biết xem người mẹ có kháng
thể chống Rh trong huyết thanh của ḿnh th́ dùng kỹ thuật Coomb
gián tiếp.
|
H́nh
12 |
Ức chế ngưng kết hồng cầu
Kỹ thuật ngưng kết có thể được sửa chữa
và dùng để xác định kháng nguyên ḥa tan. Kỹ thuật này được gọi là ức
chế ngưng kết hồng cầu. Nó được gọi là ức chế ngưng kết hồng cầu v́
người ta đo khả năng kháng nguyên ḥa tan ức chế sự ngưng kết hồng cầu
đă phủ kháng nguyên bởi các kháng thể. Trong kỹ thuật này, một lượng
kháng thể hằng định đă biết đối với một kháng nguyên cần t́m được trộn
với một lượng hồng cầu nhất định đă phủ kháng nguyên (xem kỹ thuật ngưng
kết hồng cầu ở trên). Cho vào hỗn hợp đó các lượng mẫu khác nhau của
kháng nguyên cần t́m. Nếu mẫu có chứa kháng nguyên ḥa tan, chúng sẽ
cạnh tranh với các kháng nguyên phủ trên các tế bào hồng cầu để kết hợp
với các kháng thể, do đó ức chế sự ngưng kết của các hồng cầu như minh
họa trong H́nh 12.
Bằng cách tuần tự pha loăng mẫu, người ta
có thể định lượng kháng nguyên trong mẫu cần t́m bằng cách hiệu giá của
nó. Kỹ thuật này thường được sử dụng để định lượng kháng nguyên ḥa tan
và cũng là kỹ thuật cần cân nhắc sử dụng trong thực tế giống như các kỹ
thuật ngưng kết.
|
H́nh 13 |
Các kỹ thuật tủa
Miễn dịch khuếch tán h́nh ṿng
tṛn (Mancini)
Trong miễn dịch khuếch tán h́nh ṿng tṛn kháng
thể được trộn trong gel thạch với một lượng kháng thể cố định. Cho
dung dịch chứa kháng nguyên đă pha loăng ở các nồng độ khác nhau vào
các lỗ trong gel thạch. Khi kháng nguyên khuếch tán vào gel, nó phản
ứng với kháng thể, và khi đạt được điểm tương đương th́ một ṿng kết
tủa được h́nh thành như minh họa trong H́nh 13.
Đường kính của ṿng tủa tỷ lệ với log của các nồng
độ kháng nguyên v́ lượng kháng thể là không đổi. Như vậy, bằng cách
dùng nồng độ khác nhau của một kháng nguyên chuẩn, người ta có thể
tạo ra được một đương chuẩn mà từ đó có thể định lượng được kháng
nguyên trong mẫu cần t́m. V́ thế, đây là một kỹ thuật định lượng.
Nếu có hơn một ṿng xuất hiện có nghĩa là có hơn một kháng nguyên
hoặc hơn một kháng thể đă phản ứng. Điều đó có thể là do một hỗn hợp
của kháng nguyên hoặc kháng thể. Xét nghiệm này thường được sử dụng
trong pḥng thí nghiệm lâm sàng để xác định nồng độ kháng thể trong
các mẫu của bệnh nhân.
|
H́nh 14 |
Điện di miễn dịch
Trong điện di miễn dịch, một hỗn hợp
kháng nguyên được đặt trong một cái giếng đục lỗ của một gel thạch và
kháng nguyên được điện di và chúng được tách ra theo điện tích của chúng.
Sau khi điện di, người ta tạo một rănh trong gel thạch để cho kháng thể
vào. Khi các kháng thể khuếch tán vào thạch, một đường tủa xuất hiện tại
vùng tương đương nơi phản ứng giữa một kháng nguyên và một kháng thể
được minh họa trong H́nh 14.
Kỹ thuật này được sử dụng để phân tích
định tính một hỗn hợp kháng nguyên, tuy nhiên nó có thể dùng để định
lượng thô (độ dày của đường tủa). Kỹ thuật này thường được sử dụng để
phân tích các thành phần trong huyết thanh của bệnh nhân. Huyết thanh
được đặt trong giếng và kháng thể kháng toàn bộ huyết thanh th́ đặt ở
trong rănh. Bằng cách so sánh với huyết thanh b́nh thường, người ta có
thể xác định xem có thiếu một hoặc nhiều thành phần trong huyết thanh
hoặc dư thừa một số thành phần trong huyết thanh (độ dày của các đường
tủa). Kỹ thuật này cũng có thể được sử dụng để đánh giá độ tinh khiết
của các protein huyết thanh đă được chiết tách.
|
H́nh
15 |
Điện di ngược ḍng
Trong kỹ thuật này các kháng nguyên và
kháng thể được đặt trong giếng đục lỗ trên một gel thạch; các kháng
nguyên và kháng thể được di chuyển từ 2 phía trong điện trường và chúng
tạo thành một đường tủa khi gặp nhau được minh họa trong H́nh 15. Kỹ
thuật này chỉ được thực hiện trong điều kiện kháng nguyên và kháng thể
có điện tích trái dấu. Đây là kỹ thuật định tính, tuy nhiên người ta có
thể định lượng được từ độ dày của đường tủa. Ưu điểm chính của kỹ thuật
là cho kết quả nhanh.
|
H́nh
16
H́nh
17 |
Miễn dịch phóng xạ (RIA) / Miễn dịch liên
kết enzym (ELISA)
Miễn dịch phóng xạ (RIA) là kỹ thuật dựa trên các phép
đo phóng xạ được liên kết với phức hợp miễn dịch. Trong bất kỳ kỹ thuật
nào, phóng xạ có thể được đánh dấu ở kháng nguyên hay kháng thể. Kỹ
thuật miễn dịch liên kết enzym (ELISA) là những kỹ thuật dựa trên việc
đo lường một phản ứng enzym gắn với phức hợp miễn dịch. Trong bất kỳ xét
nghiệm cụ thể nào, các enzym này có thể được liên kết với các kháng
nguyên hoặc kháng thể.
Kỹ thuật RIA/ELISA cạnh tranh
để phát hiện kháng nguyên
Phương pháp và nguyên lư của RIA và ELISA để xác
định kháng nguyên được thể hiện trong H́nh 16. Bằng cách sử dụng số
lượng kháng nguyên chuẩn không đánh dấu, người ta có thể tạo ra một
đường cong tương quan phóng xạ chuẩn (cpm) (Enzym) liên kết với
kháng nguyên. Từ đường cong chuẩn này, người ta có thể xác định được
lượng kháng nguyên trong một mẫu chưa biết.
Điểm cốt lơi của kỹ thuật là tách được phức hợp
miễn dịch từ phần c̣n lại của hỗn hợp. Kỹ thuật này đă được thực
hiện bằng nhiều cách khác nhau và là cơ sở đặt tên cho kỹ thuật:
Kết tủa với sulfat amon
Sulfat amon (nồng độ cuối cùng 33 - 50%) sẽ
làm kết tủa kháng thể nhưng không làm tủa nhiều loại kháng
nguyên. V́ vậy, nó có thể được sử dụng để tách phức hợp miễn
dịch của kháng nguyên ra khỏi kháng nguyên tự do. Kỹ thuật này
được gọi là kỹ thuật Farr
Kháng thể chống kháng thể
Thêm một kháng thể thứ hai chống lại các kháng
thể thứ nhất có thể dẫn đến các kết tủa của các phức hợp miễn
dịch và do đó tách được phức hợp miễn dịch ra khỏi các kháng
nguyên tự do.
Cố định kháng thể
Các kháng thể có thể được cố định vào bề mặt
của một hạt nhựa hoặc phủ lên bề mặt của một bản nhựa và do đó
phức hợp miễn dịch có thể được tách ra dễ dàng từ các thành phần
khác bằng cách rửa các hạt hoặc các bản nhựa (H́nh 17). Đây là
phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và được gọi là
RIA hoặc ELISA pha rắn. Ở pḥng thí nghiệm lâm sàng, RIA và
ELISA cạnh tranh thường được sử dụng để định lượng protein huyết
thanh, hocmon, chất chuyển hóa của thuốc.
|
TUTORIAL
ELIZA ASSAY
HHMI
Requires Flash |
H́nh 18
H́nh
19 |
Kỹ thuật ELISA/RIA không cạnh tranh xác định
kháng nguyên hoặc kháng thể
RIA và ELISA không cạnh tranh cũng được sử dụng để
xác định kháng nguyên và kháng thể. Trong H́nh 18, hạt được phủ với
kháng nguyên và được sử dụng để phát hiện kháng thể trong mẫu chưa
biết. Lượng kháng thể thứ hai đánh dấu có liên quan đến lượng kháng
thể trong mẫu chưa biết. Kỹ thuật này thường được sử dụng để đo
kháng thể lớp IgE đă kết hợp với các chất gây dị ứng đặc biệt bằng
cách sử dụng một chất gây dị ứng đă biết như là một kháng nguyên và
kháng thể chống IgE như là một thuốc thử đánh dấu. Kỹ thuật này được
gọi là RAST (radioallergosorbent test). Trong H́nh 19, hạt được phủ
kháng thể và được sử dụng để xác định một kháng nguyên chưa biết.
Lượng kháng thể thứ hai được đánh dấu kết hợp với phần kháng nguyên
đă liên kết với kháng thể đầu tiên.
|
H́nh
20 |
Các kỹ thuật với kháng nguyên tế
bào
Miễn dịch huỳnh
quang
Miễn dịch huỳnh quang là một kỹ
thuật, trong đó kháng thể được gắn với một phân tử huỳnh quang (fluorescein
hoặc Rhodamin hoặc một trong nhiều thuốc nhuộm huỳnh quang khác)
được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của kháng nguyên ở trong
hoặc trên bề mặt tế bào hoặc mô bởi chất huỳnh quang phát ra từ
các kháng thể đă kết hợp với kháng nguyên.
Miễn dịch huỳnh
quang trực tiếp
Trong miễn dịch huỳnh quang trực
tiếp, các kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên được gắn trực tiếp
với fluorochrome (H́nh 20).
|
H́nh
21 |
Miễn dịch huỳnh
quang gián tiếp
Trong miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, các kháng thể đặc hiệu
đối với kháng nguyên không được đánh dấu mà kháng thể thứ 2
chống lại kháng thể thứ nhất được gắn với fluorochrome (H́nh
21). Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp nhạy hơn so với miễn dịch
huỳnh quang trực tiếp do có khuếch đại các tín hiệu.
|
H́nh
22 |
Đếm tế bào ḍng
chảy
Đếm tế bào ḍng chảy thường được sử dụng trong pḥng thí nghiệm lâm sàng
để xác định và đếm các tế bào mang kháng nguyên đặc biệt. Các tế bào
trong dịch lỏng được đánh dấu với một chất huỳnh quang bằng miễn dịch
huỳnh quang trực tiếp hoặc gián tiếp. Các tế bào này sau đó được phân
tích trên máy đếm tế bào ḍng chảy.
H́nh 22 minh hoạ các nguyên tắc đếm tế
bào ḍng chảy. Trong buồng đếm tế bào ḍng chảy, từng tế bào đi ra và
được chiếu sáng bằng chùm tia laser. Lượng ánh sáng laser được tán xạ từ
các tế bào khi chúng đi qua tia laser có thể đo được, và cho chúng ta
các thông tin liên quan đến kích thước của các tế bào. Ngoài ra, tia
laser có thể kích thích fluorochrome trên các tế bào và ánh sáng huỳnh
quang phát ra bởi các tế bào có thể được đo bằng một hoặc nhiều đầu ḍ.
|
H́nh
23 |
Dữ liệu thu được từ buồng đếm tế bào ḍng chảy
được thể hiện trong H́nh 23. Trong biểu đồ một tham số, lượng
huỳnh quang tăng lên (ví dụ huỳnh quang màu xanh lá cây) được
thể hiện trên trục x và số lượng tế bào tham gia biểu thị lượng
huỳnh quang được thể hiện trên trục y. Các nhóm tế bào có huỳnh
quang có thể được xác định bằng cách tích hợp ở vùng phía dưới
đường cong. Trong một biểu đồ hai tham số, trục x là một tham số
(ví dụ huỳnh quang màu đỏ) và trục y là tham số thứ hai (ví dụ
huỳnh quang màu xanh lá cây). Số lượng tế bào được biểu thị bởi
đường viền và cường độ của màu sắc.
|
H́nh
24
PowerPoint animation of figure 24 of this figure |
Cố định bổ thể
Phức
hợp kháng nguyên-kháng thể cũng có thể được đo bằng khả năng hoạt hoát
bổ thể của chúng bởi v́ phức hợp này sẽ "tiêu thụ" bổ thể nếu nó có mặt,
trong khi đó kháng nguyên hoặc kháng thể tự do th́ không hoạt hóa bổ thể.
Kỹ thuật về phức hợp kháng nguyên-kháng thể dựa vào việc tiêu thụ bổ thể
được gọi là kỹ thuật cố định bổ thể để định lượng phản ứng kháng nguyên
kháng thể. Kỹ thuật này chỉ được thực hiện với các kháng thể hoạt hóa bổ
thể (IgG và IgM là loại tốt nhất).
Nguyên lư của kỹ thuật hoạt hóa bổ thể được minh họa trong H́nh 24.
Kháng nguyên được trộn với huyết thanh cần t́m kháng thể và phức
hợp kháng nguyên - kháng thể được
h́nh thành. Một ống làm chứng
không có kháng nguyên cũng được
chuẩn bị. Nếu không có phức hợp kháng nguyên -kháng thể có mặt trong ống
nghiệm, bổ thể sẽ không được hoạt hóa. Tuy nhiên, nếu phức hợp kháng
nguyên -kháng thể có mặt, chúng sẽ hoạt hóa bổ thể và do đó làm giảm
lượng bổ thể trong ống nghiệm. Sau khi bổ thể được
hoạt hóa bởi bất kỳ phức hợp
kháng nguyên-kháng thể nào, một lượng hồng cầu chuẩn đă được phủ kháng
thể kháng hồng cầu được thêm vào. Số lượng hồng cầu phủ kháng thể được
định trước sao cho vừa
đủ để tiêu thụ hết các bổ thể đưa
vào lúc ban đầu nếu chúng vẫn c̣n. Nếu tất cả bổ thể vẫn c̣n (tức là phức
hợp kháng
nguyên-kháng thể không h́nh thành), tất cả các hồng cầu sẽ bị ly giải.
Nếu phức hợp kháng nguyên- kháng thể được h́nh thành, một số bổ thể sẽ
bị tiêu thụ và do đó không phải tất cả hồng cầu được thêm vào bị ly giải.
V́ thế chỉ cần đo lượng hồng cầu bị ly giải bằng cách đo sự giải phóng
hemoglobin vào môi trường, qua đó gián tiếp định lượng phức hợp kháng
nguyên-kháng thể trong ống nghiệm. Kỹ thuật cố định bổ thể được sử dụng
phổ biến nhất để t́m kháng thể trong một mẫu thử nghiệm, nhưng chúng có
thể được sửa đổi để đo kháng nguyên.
|
|
Trở về phần Miễn dịch của Vi khuẩn học và Miễn dịch học
online
|
|
This page last changed on
Thursday, September 14, 2017
Page maintained by
Richard Hunt
|